Sinh thái Cua đỏ đảo Giáng Sinh

Cua đỏ sống trong các hang đào để tránh nắng.[5] Do thở bằng mang, việc bị "sấy khô" dưới ánh mặt trời sẽ là một thảm họa.[5] Theo Max Orchard, chuyên viên Vườn quốc gia Christmas, cua đỏ không có kẻ thù tự nhiên và khô hạn chính là mối đe dọa lớn nhất đối với chúng.[6]

Vào tháng 10-12 hàng năm, khi trời bắt đầu đổ mưa, cua đỏ di cư với quy mô lớn ra vùng bờ biển để sinh sản.[5] Mỗi con cua phải vượt qua một đoạn đường dài 8 cây số trong vòng 9 đến 18 ngày. Sở dĩ chúng có thể vượt qua một quãng đường dài như vậy, vì khi đến mùa sinh sản, cua tiết ra nhiều nội tiết tố hyperglycemic giáp xác (CHH) giúp tăng lượng đường glucoza trong máu, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng cho cuộc hành trình dài.[7] Khi đến được bờ biển, cua cái sẽ giao phối với cua đực trong các hang đã được con đực đào sẵn, và sau khi giao phối cua cái tiếp tục bò ra biển để đẻ trứng. Trái với các loài cua đất khác trên đảo, cua đỏ là loài giáp xác duy nhất có con đực cùng đồng hành với con cái trong chuyến thiên di ra biển.[6]

Ấu trùng cua đỏ là một nguồn thức ăn quan trọng của loài cá nhám voi sinh sống trong vùng.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Cua đỏ đảo Giáng Sinh http://www.environment.gov.au/parks/christmas/natu... http://www.environment.gov.au/parks/christmas/natu... http://www.abc.net.au/nature/island/ep2/default.ht... http://www.christmas.net.au/parks/crabs/ http://www.vliz.be/imisdocs/publications/33836.pdf http://www.youtube.com/watch?v=5o2J2fI59so http://www.academia.edu/306272/The_Importance_of_C... http://www.princeton.edu/~akshaw/redcrabs/redcrabs... http://wolfweb.unr.edu/~ldyer/classes/396/odowd.pd... http://www.ncbi.nlm.nih.gov/Taxonomy/Browser/wwwta...